Wednesday, January 11, 2017

Cách nhớ chữ trong tiếng Hán


Chữ Hán, Pinyin, Các bộ cấu thành hoặc logic, thơ, văn Hán Việt Giải nghĩa và ý nghĩa của từ.

Ān

Ở trên là bộ miên => mái nhà mái che,
Ở dưới là bộ nữ => nữ giới, con gái, đàn bà
AN
Cô kia đội nón chờ ai?
Sao cô yên phận đứng hoài thế cô?
Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất "an" toàn. Ví dụ: 安全 (Ānquán) – An Toàn

Hǎo 

Bên trái là bộ nghĩa là phụ nữ, người mẹ
Bên phải là chữ Tử, nghĩa là đứa con, trẻ con
Mẹ đứng cạnh con được hiểu là mẹ tròn con vuông. Đây là điều tuyệt vời nhất và tốt đẹp nhất. Hình ảnh này được dùng làm từ HẢO với nghĩa tốt đẹp.
Ví dụ: 
窈宨淑女、
君子好逑。
Yǎo tiǎo shūnǚ,
Jūnzǐ hǎo qiú
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu

Xiào 

Ở trên là bộ THỔ - (Tǔ) với nghĩa là đất
Ở dưới là bộ TỬ - (Zi) với nghĩa là con cái
HIẾU 
Đất thì là đất bùn ao, 
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay. 
Con ai mà đứng ở đây, 
Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào

Shǐ

Đây là câu đố chiết tự chữ thủy . Chữ thủy vốn là một chữ hình thanh, có chữ thai chỉ âm, chữ nữ (con gái) nói nghĩa.
Những trường hợp này xuất hiện rất ít và thường thì không chỉ thuần nhất chiết tự về âm đọc mà còn kèm theo cả phần hình thể hoặc ý nghĩa.
THỦY hoặc THỈ 
Cách nhớ bằng thơ:
"Con gái mà đứng éo le,
Chồng con chưa có kè kè mang thai."

Shuāng 

Bên trên có chữ VŨ – (Yǔ) nghĩa là mưa
Bên dưới trái có chữ MỘC – (Mù) nghĩa là cây cối
Bên dưới phải có chữ MỤC – (Mù) nghĩa là mắt
SƯƠNG Giọt mưa (Yǔ) VŨ đọng trên lá cây (Mù) MỘC hay đọng trên mắt (Mù) MỤC thì chính là giọt SƯƠNG (shuang)

Rán 

Bên trên trái có chữ (Yuè) - NGUYỆT, phải có bộ (Quǎn) - KHUYỂN
Dưới có 4 dấu phẩy
NHIÊN
"Đêm tàn nguyệt xế về Tây, 
Chó sủa canh chầy, trống lại điểm tư."

Rěn 

Ở trên là bộ đao () => con dao, cây đao (vũ khí)
Ở dưới là bộ tâm ()=> quả tim, tâm trí, tấm lòng
NHẪN 
Nếu bạn chịu được đao đâm vào tim thìbạn là người "nhẫn".
Có một người bạn Trung Quốc nói với tôi rằng, có 1 cách giải thích khác: Khi nào bạn dám cầm dao đâm vào tim người khác, khi đó bạn mới là: "Nhẫn" (Nhẫn tâm) -忍心 (Rěnxīn)

Nán 

Ở trên là bộ điền => ruộng
Ở dưới là bộ lực => sức mạnh
NAM Người dùng lực nâng được cả ruộng lên vai => người đàn ông, nam giới. Ví dụ: Nam nữ thụ thụ bất thân -男女受受不亲 (Nánnǚ shòu shòu bù qīn)

Xīn

Đêm thu gió lọt song đào
Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời
TÂM Nửa vầng trăng khuyết + 3 sao giữa trời là các nét của chữ Tâm.
Ví dụ:
Họa hổ, họa bì, nan họa cốt
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
画虎画皮难画骨,知人 知面不知心
(Huà hǔ huàpí nán huà gǔ, zhīrén zhī miàn bùzhī xīn)

Tián

Lưỡng Nhật() bình đầu nhật
Tứ sơn () điên đảo sơn
Lưỡng vương () tranh nhất quốc
Tứ khẩu () tung hoành gian ĐIỀN 
Qua câu này chúng ta nhớ thêm được cả 4 từ:

- Nhật: - 2 chữ nhật đặt vuông góc với nhau ra chữ Điền

- Sơn: (Shān) – 4 chữ Sơn quay theo 4 chiều chập vào nhau ra chữ Điền:

- Vương: (Wáng) – 2 chữ Vương đối đầu vuông góc và chập vào nhau cũng ra chữ

- Khẩu: Kǒu- 4 chữ Khẩu đứng gần nhau ra chữ Điền

Jiào

Bên trái là chữ HIẾU, bao gồm ở trên là chữ - THỔ (nghĩa là đất), có một gạch chéo, ở dưới là chữ - TỬ (nghĩa là con)
Bên phải là bộ (Suī), có cách viết gần giống chữ PHỤ - (Fù) (nghĩa là bố)
GIÁO 
Đất cứng mà cắm sào sâu, 
Con lay chẳng nổi, cha bâu đầu vào

Dé 

Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm

Bên trái có bộ xích (ở đây có hình tượng con chim chích đậu trên cành tre) – Chích và Xích cũng cùng âm
Bên trên có chữ thập:
Dưới chữ là chữ Tứ:
Dưới nữa là chữ Nhất:
Dưới cùng là chữ Tâm:

ĐỨC: Cứ theo thứ tự của câu thơ mà viết từng phần của chữ Đức sẽ thấy chữ Đức dễ viết vô cùng. Có thể gặp chữ Đức trong tứ Đức của người phụ nữ: Công, Dung, Ngôn, Hạnh

: Lái

giản thể là:" " cho dễ viết

Hai người núp một gốc cây
Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao

Ở giữa là chữ Mộc
Ở hai bên chữ Mộc có 2 chữ Nhân

Lái Hai người cứ đuổi theo nhau xung quanh gốc cây thì lúc nào cũng phải đến với nhau ==> Lái

Hōng 

Sau giản thể là: "" cho dễ viết

Hởi anh cắp sách đi thi
Ba xe chập lại chữ gì hởi anh?

Bao gồm 3 chữ Xa chập lại

OANH Ba xe đi trên đường thì vô cùng ồn ào, náo nhiệt ==> Oanh (trong từ oanh tạc) có nghĩa là oang oang, nổ ầm ầm, tiếng nổ lớn

Rén

Một người thì luôn hướng mặt về phía trước để đi, nếu hướng về phía sau thì là chữ – Nhập.
NHÂN 

Cóng

Bao gồm 2 chữ Nhân đứng cạnh nhau
TÒNG 
Hai người nối đuôi nhau cũng đi có nghĩa là đi theo ==> Tòng có nghĩa là đi theo, Tòng có thể gặp được ở Tam Tòng Tứ Đức:

"Tại gia tòng phụXuất giá tòng phuPhu tử tòng tử"

Zhòng

Bao gồm 3 chữ Nhân đứng gần nhau
CHÚNG Ba người đứng gần nhau thì thành ra đông đúc nên ra từ có nghĩa là đông đúc, rất nhiều. Ví dụ: 群众 (Qúnzhòng) – Quần chúng


Một chữ có nghĩa là một cái cây. Các nét của chữ này trông giống hệt một cây thông MỘC Ví dụ: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ – Jīn mù shuǐ huǒ tǔ

Lín

Hai chữ đứng cạnh nhau ra chữ nghĩa là rừng
LÂM Ví dụ: 少林 - Shàolín (Thiếu Lâm)

Sēn

Ba chữ đứng cạnh nhau ra chữ là rậm rạp
SÂM
Ví dụ: Rừng có nhiều cây, rừng rất rậm rạp
林有很木, 林很森!(Lín yǒu hěn mù, lín hěn sēn!)

Kǒu

4 nét tạo ra hình vuông tượng hình cho cái mồm KHẨU 
Mồm, miệng. Ví dụ:
Nhà bạn có mấy nhân khẩu?
你家有几口人
(Nǐ jiā yǒu jǐ kǒu rén?)


Bao gồm 2 chữ Khẩu hợp với nhau
LÃ, LỮ Dùng làm họ Lã, Lữ. Có thể giải thích vui là Lã Bố ngày xưa sức khỏe vô địch, đánh trận hét to cũng vô địch, ngựa Xích thố gầm cũng vô địch. Mồm Lữ Bố ở trên hét + mồm Xích Thố ở dưới gầm ==> đích thị chỉ có Lữ Bố

pǐn

Bao gồm 3 chữ Khẩu hợp vào nhau
PHẨM Vật phẩm. Chỗ này chắc là giải thích 3 cái mồm chập vào hét to đòi quà ==> vật phẩm (cách giải thích này cho vui để dễ nhớ)

yi

Hạ bất khả hạ, thượng bất khả thượng
,
Chỉ nghi tại hạ, bất khả tại thượng
,
NHẤT 
Câu này rất hay, một câu đố chữ.
1 – Hạ bất khả hạ – Chữ Hạ bỏ hết phần dưới đi
2 – Thượng bất khả thượng
Chữ Thượng bỏ hết phần trên đi
3 – Chỉ nghi tại hạ
chữ Nghi chỉ giữ phần dưới
4 – Bất khả tại thượng
chữ Khả chỉ giữ phần trên
==> Tất cả các phần giữ lại đều chỉ có 1 nét là chữ Nhất

Câu này giúp chúng ta nhớ thêm từ Nghi (Yi) (thích nghi), từ bất (Bù), từ Khả (Kě) Khả (khả năng), từ 下。

Shèng

Sau giản thể thành: "" cho dễ viết
Bên trái là tai, bên phải là miệng
Người dạy nhiều chuyện, dưới có chữ vương.

Phía trên bên trái có chữ tai (Ěr)
Phía trên bên phải có chữ miệng (Kǒu)
Ở dưới có chữ Vương () – Wáng
THÁNH 
Chỉ cần nhớ 3 chữ cơ bản kia là có thể viết được chữ Thánh
Ví dụ: Thánh Quan Vũ - 圣关羽 (Shèng guānyǔ)

Qiū 

Bên trái là chữ HÒA (Hé) nghĩa là cây thân mềm
Bên phải là chữ HỎA (Huǒ) nghĩa là lửa
THU Mùa THU trời bắt đầu se lạnh thì người ta dùng LỬA đốt cỏ (Cây thân mềm) để sưởi ấm

Chóu 

Bên trên có chữ (Qiū) – THU nghĩa là mùa thu
Bên dưới có chữ (Xīn) – TÂM nghĩa là trái tim
SẦU Đặt cả mùa thu ( (Qiū) – THU) trên trái tim ( (Xīn) – TÂM) thì không tránh khỏi sầu muộn ( (Chóu) – SẦU )

Mèn 

Bên trong có bộ TÂM – (Xīn) có nghĩa là: Trái tim
Bên ngoài có bộ MÔN – ( mén) với nghĩa: Cửa hai cánh
MUỘN Người luôn nhốt trái tim (TÂM – – Xīn) trong hai cánh cửa (MÔN – – mén) mà không mở rộng tấm lòng thì luôn cảm thấy phiền MUỘN ( – Mèn

Jīng

Gồm ba chữ NHẬT - chập vào nhau
TINH Ba chữ NHẬT chập vào nhau thì sẽ rất rất sáng. 

Shǎn

Chữ THIỂM bên ngoài có bộ MÔN – () (mén) với nghĩa là cửa hai cánh, bên trong chữ NHÂN – (rén) với nghĩa là người. THIỂM 
Cách nhớ: Người mà nấp trong hai cánh cửa tạo ra chữ (Shǎn) – THIỂM với nghĩa là trốn tránh

Liè 

Trên là chữ THIẾU Shǎo
Dưới là chữ LỰC ( Lì )
LIỆT 
Thiếu lực ắt là bị liệt

Nếu nhớ theo hình thì hình người đang chạy mà bị chém ngang người không chết cũng liệt

Tiān

Ở trên có chữ Nhất: (Yī)
Ở dưới có chữ đại: (Dà)
THIÊN

Cách 1 : Dưới là một người đang dang rộng tay ra ( chữ đại), trên là chữ nhất, thể hiện một cái gì bao trùm. Gọi là Trời.

Cách 2: Ở trên là chữ nhất , ở dưới là chữ Đại , to nhất quả đất này đúng là chỉ có ông trời, bầu trời


Bên trái là chữ Thổ (tǔ)
Bên phải là chữ Dã (yě) với nghĩa là cũng
ĐỊA bộ Thổlà đất, đi với chữ Dãlấy làm âm ( theo lục thư)
Cách giải thích này mình tự nghĩ ra: Bên trái là chữ Thổ (tǔ), bên phải là chữ Dã (yě) với nghĩa là cũng. Vậy thì thổ + cũng => Đất (Thổ cũng như Đất)

Cún

Bên trái là chữ Tài (Cái) – tài năng
Bên phải là chữ Tử (Zi) – con cái
TỒN
Cách 1: Người tài thì để ra được của cải ( tồn = còn), nếu bất tài thì chẳng để Tồn ra cái gì hết, chỉ tổ làm phiền cha mẹ.
Cách 2 (mình nghĩ ra và thấy dễ nhớ hơn): Muốn sinh tồn, muốn bảo tồn nòi giống thì phải có tài sinh ra con trai. Câu này ứng với câu: Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (Bất hiếu có 3 tội, không có con trai nối dõi là tội lớn nhất)

tiengtrung.vn  gửi đến bạn bộ phần mềm học tiếng trung quốc
Sūn

Bên trái có chữ Tử (Zi) – con cái, con trai
Bên phải có chữ Tiểu (Xiǎo) – nhỏ, bé
TÔN
Hãy để ý cách viết chữ Tử ở bên trái, nét ngang có xu hướng chúc xuống dưới, nhìn rất giống hình tượng người xách cái gì sau lưng. Phía sau lại có chữ Tiểu – vậy có thể nhớ: Con cái cõng theo một đứa nhỏ sau lưng => Đúng là cháu rồi! (con nhỏ của con)

Jiā

Ở trên là bộ miên => mái nhà mái che,
Ở dưới là chữ Thỉ – (Shǐ) – là con lợn, con heo
GIA
Có một cách giải thích: Chữ Thỉ vốn chỉ con lợn hoang, ngày xưa các cụ bắt về nhốt nó vào chuồng, làm máicho nó, sau này dần dần gọi chuồng có mái là Gia, sau dùng để chỉ nhà luôn. Cách này có vẻ không hay lắm nhưng cũng là một cách để nhớ

Guó

Sau giản thể thành “” cho dễ viết

Bên ngoài là chữ Vi (Wéi) có nghĩa là bờ cõi
Ở bên trong có bộ khẩu(Kǒu)
Trên chữ khẩu là chữ Nhất (Yī)
Bên trong còn có chữ Qua (vũ khí, giáo mác)
QUỐC nước, thuộc bộ Vi, ta hiểu là bờ cõi. Theo sách thì bên trong là chữ Hoặc chỉ thanh. Ta có thể hiểu theo cách khác là: Để giữ Nước, ta cần hô( khẩu), tất cả một lòng, cầm vũ khí( qua), để bảo vệ bờ cõi(Vi).


Ở trên có chữ Điền (Tián)
Ở dưới có chữ Tâm (Xīn)
Trong lòng lúc nào cũng phải nghĩ đến đất cát, điền trạch thì tự khắc sẽ sinh ra Suy tư, lo lắng (Tư)

Xian

Bên trái có bộ Nhân đứng ()
Bên phải có chữ Sơn () – Shān
TIÊN
Một người leo lên đỉnh núi tu hành sẽ thành Tiên. Ví dụ: Thi Tiên Lý Bạch- 诗仙李白 (Shī xian libái)

Chéng

Bên trái có bộ Thổ () (Tǔ) (đất)
Bên phải có chữ Thành (Chéng) (thành lập, sáng lập)
THÀNH
Chữ thành lập + đất => Cái thành.
Ví dụ: Trường Thành – 长城 (Chángchéng)

Chéng

giản thể là ()
Bên trái có bộ Ngôn () (nghĩa là lời nói)
Bên phải có chữ Thành (Chéng) (thành lập, sáng lập)
THÀNH
Chữ thành lập + bộ ngôn => lời nói thành thật. Ví dụ: Thành tâm -诚心 (Chéngxīn)

Xiū

Bên trái có bộ Bên trái có bộ Nhân đứng ()
Bên phải có chữ Mộc () (Mù)
HƯU
Một người dựa vào một gốc cây lúc nghỉ ngơi => ra từ Hưu. Ví dụ: Nghỉ ngơi – 休息 (Xiūxí)


Bên trên có bộ Miên (nghĩa là mới nhất)
Ở dưới có bộ Khẩu(Kǒu) (miệng ăn)
Ở dưới cùng có chữ Điền (Tián)
PHÚ
"Trong nhà có một miệng ăn
Ruộng thời một khoảnh
Quanh năm dư thừa
Ai ơi đừng có đố bừa
Đó là chữ PHÚ
Đố lừa được em"
Ở dưới mái nhà có đúng một miệng ăn lại có cả một thửa ruộng thì chắc chắn sẽ giàu có (nhiều miệng ăn nhiều tầu há mồm thì dễ nghèo, bất phú)


Bên trên có chữ Sĩ (Shì) – là sĩ tử, kẻ có chí khí
Ở dưới có bộ Khẩu(Kǒu) (mồm)
CÁT
Lời nói của kẻ Sĩ tử đều là lời nói tốt đẹp: Cát tường như ý:吉祥如意 ( Jíxiáng rúyì)

Rèn

Bên trái là bộ nữ ( Nǚ)
Bên phải là chữ Vương ( Wáng)
NHÂM
Người con gái nào mà đứng cạnh vua đều "Chửa" cả (Nhâm có nghĩa là "chửa")

Yīng

Bên trái là bộ mộc có nghĩa là cây (Mù)
Bên phải có biểu tượng 3 dấu phẩy trên bộ nữ ( Nǚ)
ANH
Nghĩa là hoa anh đào. Cô gái đẹp như hoa anh đào trèo lên cây bị mẹ đánh chỉ còn có 3 sợi tóc

Shī:THẤT

(thiên) là trời, cao hơn trời là (phu) . nghĩa là trong quanhệ xã hội-gia đình chồng là người tối cao. Thêm dấu phẩy () giống như có thêm một cô kéo áo chồng hoặc là chồng có thêm hàng xách tay (bia ôm, gái ôm) thành ra chữ (thất), Thất là mất, mất chồng là mất tất cả .


- Đấm một đấm, hai tay ôm quàng
Thuyền chèo trên núi, thiếp hỏi chàng chữ chi ?
- Lại đây anh nói nhỏ em nì
Ấy là chữ mật một khi rõ ràng.
MẬT
Đấm một đấm hai tay ôm quàng là dáng dấp của bộ MIÊN ; thuyền chèo là dáng dấp của chữ TẤT , trên núi là chữ SƠN có chữ tất . Ghép lại chúng ta được chữ mật (bí mật, rậm rạp)
Hoặc cách này do admin nghĩ ra:
" Dưới NHÀ TẤT có chữ SƠN
Đó là chữ MẬT dễ hơn chưa nào"

Kùn

Bên ngoài có bộ (Kǒu) – KHẨU nghĩa là mồm. Chữ này cũng có thể nhớ là bộ VI – (Wéi) với nghĩa là chung quoanh.
Bên phải có bộ (Mù) – MỘC nghĩa là cây cỏ
KHỐN,KHUÔN
1) Cách nhớ tính từ KHỐN: Người đói đến nối phải dùng mồm (Kǒu) – KHẨU để ăn cây cỏ (Mù) – MỘC thì đúng là quá KHỐN khổ.
2) Cách nhớ động từ KHUÔN: Cây (Mù) – MỘC mà đóng trong khuôn vuông (Wéi) – VI (với nghĩa vây quoanh) thì đúng là hành động đóng KHUÔN

Dàn

Bên trái là bộ ba chấm THỦY
Bên phải là 2 chữ HỎA đè lên nhau
ĐẠM Cách nhớ chữ: ĐẠM – (Dàn) với nghĩa là ĐẠM BẠC, ẢM ĐẠM (không có vị, yếu ớt, nhạt nhòa, thiếu thốn)
THỦY và HỎA vốn là 2 nguyên tố không thế đứng cùng nhau vì trong phong thủy chúng vốn tương khắc nhau. Chính vì vậy khi có bộ chấm THỦY đ ứng cạnh hai ngọn LỬA rất to sẽ dẫn đến việc triệt tiêu lẫn nhau, lửa sẽ nhỏ đi và nước cũng bốc hơi bớt. Hình ảnh này tạo ra từ ĐẠM. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp từ ĐẠM trong tình huống nói: Bữa ăn đạm bạc, Không khí ảm đạm,

Miǎo

Chữ này có cách cấu tạo dễ nhớ, nó chính là tổ hợp 3 chữ THỦY – (Shuǐ) chập vào nhau miǎo 
DIỄU
MIỄU
Ba chữ THỦY cạnh nhau chúng ta cứ liên tưởng đến Đại Hồng Thủy, Đại dương, những hình tượng tượng trưng cho sự bao la, mênh mông.
Đây là từ rất ít khi được dùng trong tiếng Việt. Ví dụ để cả nhà dễ nhớ: Diễu nhược yên vân (mờ như mây khói)

Láo

Ở trên là bộ MIÊN () với nghĩa là mái nhà, ở dưới là chữ NGƯU () với nghĩa là trâu.
LAO Con trâu bị nhốt dưới mái nhà trong chuồng không khác gì người bị nhốt trong lồng, chính là bị vào LAO tù.

Guǐ

QUỶ;Con quỷ 

Bên trái là bộ Nghiễm – mái nhà
Bên trong phía trên là chữ Lâm
Bên trong ở dưới là chữ Quỷ
MA
Quỷ ở trong rừng chui vào nhà thì gọi là Ma.

Hún

Bên trái có chữ Vân
Bên phải có chữ Quỷ
HỒN
Quỷ ở trên mây => Hồn.

Kuǐ

Bên trái là bộ Nhân đứng
Bên phải là chữ Quỷ
ỐI, KHỐI, ỔI
Người điều khiển Quỷ => Giống như điều khiển rối, bù nhìn, hình nhân thế mạng.
Ví dụ: 傀儡戏 (kuǐlěixì) – Kịch múa rối

Kuì

Bên trái có bộ Tâm đứng
Bên phải có bộ Quỷ
QUÝ
Trong tim nhìn ra được những điều xấu xa của quỷ dữ sẽ thấy xấu hổ, ăn năn. Ví dụ: 惭愧 (Cánkuì) – Toàn Quý (xấu hổ, hổ thẹn)

Wèi

Bên trái là chữ ỦY
Bên phải là bộ QUỶ
NGỤY
Nước Ngụy trong Tam Quốc

Wēi

Bên dưới là chữ NGỤY
Bên trên là chữ SƠN
NGUY
Nước Ngụy ở miền Bắc Trung Hoa, có nhiều núi, là nước mạnh nhất trong 3 nước thời Tam Quốc => Mang nghĩa to lớn, sừng sững, nguy nga. Ví dụ: 巍峨 Wéié- Nguy nga

(丑)Chǒu

Bên trái là chữ DẬU (Yǒu) -
Bên phải là chữ QUỶ
SỬU
Chữ Dậu đứng cạnh chữ Quỷ là chữ SỬU là chi thứ 2 trong 12 địa chi. Sửu mang nghĩa xấu xí.

Guī

Bên trái có chữ VƯƠNG
Bên phải có chữ QUỶ
KHÔI Vua Quỷ => Rất to lớn, lực lưỡng


Bên trái có chữ BẠCH
Bên phải có chữ QUỶ
PHÁCH Quỷ + Trắng = Phách. Ví dụ: 魂魄 - 魂飞魄散 (Húnfēipòsàn) – Hồn phi phách tán – Hồn bay phách lạc

Yǎng

Bên ngoài là bộ NẠCH - (Nè) mang nghĩa bệnh tật
Bên trong là chữ DƯƠNG - (Yáng) nghĩa là DÊ
DƯỠNG 
Từ DƯỠNG - (Yǎng) có bộ NẠCH - (Nè) 
để chỉ nghĩa liên quan đến bệnh tật,
chữ (Yáng) bên trong để lấy âm